Du lịch Huế - Đà nẵng
Hè
năm nay mình đi du lịch nhiều nơi.Vừa đi Nha trang về, các bạn ở trường
HVT (Nơi mình công tác trước khi nghỉ hưu) cứ rủ đi Huế - Đà nẵng với
trường. Nể các em quá mình lại phải tặc lưỡi đi cùng.
Theo lịch trình thì 15h30 ngày 27/06 đoàn lên tàu SE19đi Đà nẵng.
7h50 sáng hôm sau (28/06) xuống ga Đà nẵng, xe ô tô đón đưa về KS nhận phòng rồi đi thăm quan Cầu dây văng vượt biển Thuận phước, chùa Linh Ứng.
Buổi chiều đi thăm quan Núi Ngũ Hành sơn, phố cổ Hội an, tắm biển Mỹ khê.
Sáng 29/06 đi thăm Bà nà, trưa về Huế. Chiều đi thămLăng Khải định, lăng Tự Đức, tối ngồi du thuyền trên sông Hương nghe ca Huế
Sáng 30/06 thăm quan chùa Thiên mụ, Đại nội.., chiều tự do đi chợ Đông ba, 19h40 lên tàu SE20 về Nam Định. Xem lịch trình đi mình cũng hoảng ,vì sợ không theo nổi. Chuyến đi như hành quân thần tốc, suốt ngày ngồi trên xe ô tô
Cũng may, mua vé giường nằm nên cả phòng ngủ tít mít. Trên tàu mình rất mừng vì nhận được điện của Như Mai sẽ ra ga Đà nẵng để chị em gặp nhau. Vừa xuống Ga được tin Như Mai đã đến. Mình thật sự hồi hộp vì cuộc gặp gỡ bất ngờ . Hai chị em gặp nhau trong chốc lát vì mình phải đi theo đoàn. Như Mai hẹn tối sẽ đến KS Về đến KS, ăn sáng xong là lên xe đi thăm quan cầu dây văng vượt biển Thuận Phước và chùa Linh Ứng
Cầu dây văng vượt biển Thuận Phước lung linh ánh điện
Chùa Linh
Ứng - Bãi Bụt được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng cả
về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Ngôi chùa mang một phong cách
hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam,
với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững chắc được bao
quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo. Phố
cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu bồn, thuộc vùng đồng
bằng ven biển tỉnh Quảng nam cách thành phố Đà nẵng khoảng 30 km về phía
Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một
thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản
Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này,
nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được
nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường
thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường
chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây
dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và
tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập
niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được
giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong
những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam
Buổi chiều đi thăm quan núi Ngũ Hành Sơn , phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo , tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp . Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị
Phố cổ Hội an
Chùa Cầu
Hội quán Phúc Kiến
Theo lịch trình thì 15h30 ngày 27/06 đoàn lên tàu SE19đi Đà nẵng.
7h50 sáng hôm sau (28/06) xuống ga Đà nẵng, xe ô tô đón đưa về KS nhận phòng rồi đi thăm quan Cầu dây văng vượt biển Thuận phước, chùa Linh Ứng.
Buổi chiều đi thăm quan Núi Ngũ Hành sơn, phố cổ Hội an, tắm biển Mỹ khê.
Sáng 29/06 đi thăm Bà nà, trưa về Huế. Chiều đi thămLăng Khải định, lăng Tự Đức, tối ngồi du thuyền trên sông Hương nghe ca Huế
Sáng 30/06 thăm quan chùa Thiên mụ, Đại nội.., chiều tự do đi chợ Đông ba, 19h40 lên tàu SE20 về Nam Định. Xem lịch trình đi mình cũng hoảng ,vì sợ không theo nổi. Chuyến đi như hành quân thần tốc, suốt ngày ngồi trên xe ô tô
Cũng may, mua vé giường nằm nên cả phòng ngủ tít mít. Trên tàu mình rất mừng vì nhận được điện của Như Mai sẽ ra ga Đà nẵng để chị em gặp nhau. Vừa xuống Ga được tin Như Mai đã đến. Mình thật sự hồi hộp vì cuộc gặp gỡ bất ngờ . Hai chị em gặp nhau trong chốc lát vì mình phải đi theo đoàn. Như Mai hẹn tối sẽ đến KS Về đến KS, ăn sáng xong là lên xe đi thăm quan cầu dây văng vượt biển Thuận Phước và chùa Linh Ứng
Cầu dây văng vượt biển Thuận Phước lung linh ánh điện
Chùa Linh Ứng - nhìn từ bán đảo Sơn Trà
Buổi chiều đi thăm quan núi Ngũ Hành Sơn , phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo , tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp . Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị
Phố cổ Hội an
Chùa Cầu
Hội quán Phúc Kiến
Tắm tại bãi biển Mỹ Khê Đà nẵng
” Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng, rất quen thuộc với mọi người dân thành phố. Trước năm 1975, một phần của bãi tắm do quân đội Mỹ chiếm đóng. Họ thiết lập một số cơ sở dịch vụ tại đây để phục vụ nhu cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ.
Bãi tắm có thuận lợi là ở gần thành phố, không gian rộng, phong cảnh đẹp và có đầy đủ dịch vụ có chất lượng: khách sạn, nhà hàng, giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuê dù, phao bơi…
Bãi tắm có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích hợp cho những hộ gia đình, cơ quan đến nghỉ dưỡng, sinh hoạt cuối tuần.Hàng chục hàng quán nằm ven bãi tắm, có đầy đủ các món ăn đặc sản miền biển như tôm, cua, cá, mực, hải sản, bào ngư… với giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách.
Biển Mỹ Khê còn là nơi có các loại rong tảo quí như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao. Bãi tắm có hệ thống cứu hộ gồm chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.Môi trường du lịch trong khu vực tương đối tốt. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xây dựng xong cầu Sông Hàn nối liền hai khu vực Đông và Tây, rất thuận lợi cho việc đi lại; bãi tắm Mỹ Khê trở thành một địa diểm du lịch nghỉ ngơi, tắm biển hấp dẫn.
Bãi biển Mỹ Khê
Bên kia sông, con đường Bạch Đằng loang loáng ánh đèn xe, đó là con đường bên sông đẹp nhất ở Việt Nam. Sạch sẽ, trong lành, những người dân địa phương nhàn tản đi bách bộ cùng khách du lịch , đâu đó có những tốp phụ nữ cùng nhau tập múa quạt. Cuộc sống nhẹ nhõm và bình yên như dòng sông xanh mỗi ngày vẫn lững lờ chảy trôi ra biển, mặc kệ những âu lo và muộn phiền…
Tọa lạc tại trung tâm thành phố năng động, đầy sức sống, HOÀNG ANH PLAZA ĐÀ NẴNG với 23 tầng – cao nhất Đà Nẵng hiện nay, được đánh giá là biểu tượng mới của thành phố lớn nhất miền Trung. HOÀNG ANH PLAZA ĐÀ NẴNG đạt tiêu chuẩn 5 sao, cách sân bay quốc tế 1.5km, cạnh những khu mua sắm, cửa hàng và trung tâm thương mại sầm uất. Khách sạn có 4 loại phòng phục vụ những nhu cầu khác nhau của du khách gồm phòng Superior, Deluxe, Premier Deluxe và Executive Suites. Ngoài hệ thống phòng ngủ hiện đại, khách sạn còn được trang bị nhiều tiện nghi khách bao gồm hệ thống nhà hàng, bar café, phòng tiệc hiện đại và các phòng hội nghị rộng rãi với mạng internet không đây được phủ sóng trong toàn tòa nhà. Khách sạn HAGL Plaza Danang hiện nay là một địa điểm được nhiều hãng lữ hành và du khách lựa chọn làm nơi lưu trú trong kỳ nghỉ của mình và đã tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp cho nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Khách sạn cũng là nơi diễn ra nhiều hội nghị và sự kiện lớn tại Việt Nam và trong khu vực.
HAGL Plaza Hotel Đà Nẵng
Con đường Bạch Đằng dẫn đến cầu quay Sông Hàn về đêm.
Vào Đà nẵng một điều rất may mắn là gặp được Như Mai và gia đình. Như Mai rất nhiệt tình. Vừa xuống ga, Như Mai đã ra ga gặp mặt. Tối Như Mai và con gái đến KS đón đi chơi. Hai mẹ con Như Mai và mình rong ruổi trên xe ngắm thành phố Đà nẵng. Nhờ có NM mình đã biết được toàn cảnh thành phố Đà Nẵng đẹp tuyệt vời trong đêm. Sau đó được NM cùng chồng và con gái đã đưa lên tầng trên cùng của HAGL PLAZA uống coffee ngắm nhìn Đà Nẵng lung linh sắc màu trong đêm. Đây là điểm cao nhất của thành phố Đà nẵng. Ngồi trên đây ta được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của thành phố Đà Nẵng với bờ sông Hàn đầy thơ mộng và lung linh ánh điện, ngắm biển Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn và thỉnh thoảng còn được ngắm những con chim sắt khổng lồ từ sân bay quốc tế Đà nẵng bay đi khắp nơi. 11h đêm, hai chị em còn cố ra đường Bạch Đằng để chồng Như Mai chụp hình làm kỷ niệm. Cám ơn Như Mai và gia đình đã cho mình một cảm giác tuyệt vời về tình cảm bạn bè trong chuyến đi này
Ảnh do chồng Như Mai chụp cho 2 chị em trên đường Bạch Đằng
Sáng hôm sau cả đoàn ăn sáng tự chọn sau đó lại tiếp tục cuộc hành trình thăm Bà nà huu - đường lên tiên cảnh.
ĐI thăm Bà nà
Bà Nà - Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, cao 1.487 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 dến 20oC.
Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng - xuân, trưa - hạ, chiều - thu, tối - đông và khác với Đà Lạt là không bị ẩm ướt vì các cơn mưa nhỏ. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. So với Tam Đảo, Đà Lạt, Bà Nà có ưu thế hơn về tầm nhìn toàn cảnh. Từ trên những mỏm núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh tận chân trời...
Trong khi nhiệt độ từ tháng 5 đến tháng 8 là những tháng nóng nhất ở ven biển miền Trung thường lên tới 32oC thì ở đây chỉ có 17oC đến 20oC, cao nhất từ 22oC - 25oC. Còn ban đêm xuống tới 15oC, tương đương với nhiệt độ trung bình về mùa đông ở miền Bắc. Khí hậu ôn hòa suối chảy róc rách, rừng cây xào xạc làm cho nơi đây có thể sánh với những vùng nghỉ mát như Tam Đảo, Đà Lạt... Bà Nà còn có giá trị là khu bảo tồn thiên nhiên với 544 loài thực vật bậc cao, 256 loài động vật, trong đó có 6 loài cây và 44 loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
Lên Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cái cảm giác như đi lạc trong mây và sương khói. Cảm xúc của mỗi người khi lên nơi này có thế có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái ý nghĩ rằng, giữa vùng nhiệt đới gió mùa này mà chọn một nơi như Bà Nà làm nơi nghỉ dưỡng thì khó có nơi nào bằng sẽ luôn là một ý nghĩ chung...
Với những ưu thế tuyệt diệu đó, từ những năm đầu thế kỉ XX người Pháp đã chọn Bà Nà là nơi nghỉ mát và xây dựng nơi đây hàng trăm biệt thự, lâu đài... Thiên tai, địch họa hơn nửa thế kỉ qua đã làm mất đi dấu tích các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa... nhưng vẫn còn đó sự hào phóng của thiên nhiên với những cánh rừng nguyên sinh và một vùng khí hậu ôn hòa mát mẻ với muôn ngàn âm thanh xào xạc của đồi thông hòa quyện cùng khúc nhạc róc rách của những con suối tràn lên trên thành đá hoa cương, rồi lặng lẽ lẫn khuất sau những cánh rừng xanh ngắt.
Hiện nay, một số biệt thự tại khu du lịch Bà Nà đã được trùng tu lại với đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ hiện đại sẵn sàng phục vụ du khách. Nhiều khu biệt thự của Nhà nước cũng như của tư nhân đã được xây dựng tại đây, đủ sức đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ mát của du lkhách. Đặc biệt, hệ thống cáp treo hiện đại sẽ đưa quý khách từ đồi Vọng Nguyệt, ẩn hiện trong mây và băng qua khu rừng nguyên sinh bên dưới để đến trung tâm khu du lịch Bà Nà.
Bà Nà - nơi hội tụ vẻ mông lung, lãng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của thời gian và sự tham dự có ý thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nhìn về Đà Nẵng, con người như cảm thấy mình có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh phúc khác... những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.
Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi vì đứng từ phía dưới chân thác nhìn lên thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên.
Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát núi cao có từ thời Pháp thuộc. Từ Đà Nẵng theo tỉnh lộ số 602, chạy hướng Tây-Nam khoảng 25km,
Những căn biệt thự đẹp dưới tán rừng Bà Nà
Dù vậy, với hơi ẩm thường xuyên đưa từ biển vào, thảm thực vật Bà Nà cũng không kém phần xanh tốt. Ở độ cao 1.450m, Bà Nà quanh năm rực rỡ như một vườn xuân với vô vàn sắc hoa cận ôn đới. Những đóa cẩm tú cầu căng tròn, mũm mĩm có khi còn hơn cả Đà Lạt nữa. Khá nhiều chủng loại cẩm tú cầu hoang dại chưa được thuần hóa rải rác bên đường. Một loài lan đất thường gặp ở những độ cao trên ngàn mét, nở đầy núi như cỏ dại, chìa ra những cánh môi rung rung trước gió. Những bụi mua rừng lá lớn, vạm vỡ, hoa to, trái mọng đầy những gai mềm thẫm sắc, biểu hiện một sức sống hoang dại, tràn trề sinh lực ít gặp ở những vùng núi khác.
Hoa dâm bụt đỏ thắm
Hoa bìm bìm tím trên các ngọn cây
Ở đây có rất nhiều loài bướm
Bướm bay lượn khắp nơi. Trong đoàn có một cô giáo rất sợ Bướm, vừa nhìn thấy đàn Bướm là cô hoảng sợ oà lên khóc và không dám đi nữa
Cáp treo Bà Nà dài hơn 5km
Thác nước
Thú vị hơn cả là lên Bà Nà ngắm cảnh. Từ độ cao non một cây số rưỡi ấy, nhìn về phía Đông, không gặp bất cứ một vật cản nào. Tất cả trải rộng dưới chân, từ đồng bằng Hòa Vang đến những dãy đồi lúp xúp của Hòa Cường, Hòa Trung , Sơn Phước v.v…Bà Nà cho phép người ta thu vào trong tầm mắt cảnh quan cả một vùng non xanh nước biếc từ vịnh Hàn đang gom nước từ sông Qua Giang, sông Hàn ở phía Nam đến sông Cu Đê ở phía Bắc.
Bà Nà không những có cáp treo, tám cabine luân phiên đưa người băng qua khoảng không trong hồi hộp, mà đặc biệt, ngườiĐà Nẵng đã dựng trên đỉnh cao chon von này một ngôi chùa đồ sộ, một tượng Phật đồ sộ bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn chùa Linh Ứng. Không biết ngôi chùa này đã cao nhất Đông Nam Á, lớn nhất Đông Nam Á chưa, nhưng để xây dựng một ngôi chùa, một tượng Phật như thế ở độ cao này quả thật cũng rất kỳ công.
Một điều cần lưu ý là khi lên Bà Nà các bạn nhớ mang theo áo dài tay hoặc áo chống nắng. Ra khỏi cáp treo là thấy gió thổi rất mạnh. nhiệt độ xuống thấp, trong đoàn nhiều người phải mua áo mưa mỏng cho con nhỏ mặc.(trên này không bán áo.Nếu mua khăn quàng dài thì giá là 180.000đ nhưng cũng không đẹp)
Tượng phật trên đỉnh Bà nà
Chụp dưới chân Tượng Phật trên đỉnh Bà Nà
Chụp trên đỉnh Núi Chúa
Thăm quan xong Bà Nà ,cả đoàn thẳng tiến ra cố đô Huế
Thăm Lăng Khải Định
Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn , toạ lạc trên triền núiChâu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn: 117 m × 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình.
Lăng Khải Định
Tượng chầu trước lăng Khải Định
Chùa Thiên mụ
Nghệ thuật ghép sành sứ tại lăng Khải Định
Chụp tại Lăng Khải ĐịnhLăng Tự Đức
Vua Tự Đức sinh năm 1829, lên ngôi năm 20 tuổi (1848). Sau đó 10 năm, vì triều đình Huế áp dụng chính sách đối ngoại hẹp hòi, thực dân Pháp tấn công Ðà Nẵng (1858) rồi vào đánh chiếm Gia Ðịnh (1859) và một số tỉnh khác ở Nam Kỳ (1862)... vua Tự Ðức đã là người hấp thụ khá đầy đủ nền văn hóa và triết học Ðông phương với một mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực lúc trẻ và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết. Càng thất bại trước việc nước nhà khi càng luống tuổi, ông càng bi quan yếm thế. Nhà vua nghĩ đến cái chết tất nhiên sẽ đến với đời mình, và để vơi bớt những dằn vặt khổ đau trong những quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi, và cũng để làm "ngôi nhà lâu đài của trẫm" (vi ngô vĩnh vũ, trích bài Khiêm Cung Ký).
Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật.
Khu vực lăng mộ của vua đều được xây bằng đá. Vì vậy từ bước chân đầu tiên vào đây ta đã cảm nhận được sự lạnh lẽo của đá, của không gian cõi âm và nhất là cảnh vật, cho dù thật đẹp nhưng đều toát lên vẻ âm u không sự sống.
Thăm khu Đại nội
Chụp tại Đại Nội
Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một tòa lâu đài đồ sộ nguy nga, nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn, đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế.
Thả đèn Hoa đăng trên sông Hương
Chúc bạn bình yên .
Hai chị em trên hai trận tuyến
Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang
Hiiiiiiiiii nhìn ảnh 2 chị em BD lại muốn hát câu hát một thời hoa ..