Tết Đoan ngọ 5 tháng 5 Âm lịch
Ca dao ta có câu:
Tháng tư đong đậu nấu chè.
Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm.
Chứng tỏ rằng Tết Đoan Ngọ là một tết cũng được chú ý của người Việt nam
Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.
Tết mồng 5 tháng Năm, còn gọi là ngày giết sâu bọ. Theo quan niệm của người xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năml là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng. Giết sâu bọ bằng những thức ăn, nhất là bằng rượu nếp và hoa quả.
Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay.Nhớ hồi còn nhỏ sáng sớm mẹ gọi dậy làm các thủ tục trong ngày này. Đầu tiên là ra các cây ngoài vườn vuốt những giọt sương quệt vào mắt để khỏi đau măt, ngửa bàn tay vuốt lên mái bếp để khỏi xước móng rô. Mấy chị em thích nhất là ra khảo cây mít để mít ra nhiều quả...Làm xong những việc đó là cả nhà quây quần ăn rượu nếp sau đó ăn các loại trái cây như dưa hấu, đào, mận, dứa...Các thứ hoa quả mẹ mua từ hôm trước.Riêng rượu nếp phải làm từ 3,4 hôm trước.Cách làm rượu nếp
Nguyên liệu:
1kg gạo nếp cẩm, hoặc gạo nếp lức, hạt gạo nếp mầu vàng nâu
Men làm rượu nếp (có bán ở các hàng bán gạo nếp)
Lá chuối tươi 2 tàu lớn, hoặc lá sen có mùi thơm hơn lá chuối. Dùng khăn ẩm lau thật sạch, để ra nắng cho hơi héo.
Cách làm:
Gạo ngâm 24h cho thật nở. Vo sạch gạo đã ngâm nở và để thật ráo nước, trộn 1 thìa cà phê muối vào. Sau đó cho vào đồ lên như đồ xôi, vì loại gạo nếp này là gạo nếp lức nên cứng hơn gạo nếp thường, khi đồ xôi thỉnh thoảng dùng nước sôi tưới đều lên mặt gạo, tưới khoảng 3 lần, mỗi lần 1 bát ăn cơm nhỏ nước sôi và đảo cho nước ngấm đều cả chõ xôi.
Lưu ý nên đồ xôi chín thật kỹ để tránh việc lại gạo khi làm cơm rượu. Khi nào thấy hạt gạo nếp nở bung hết ra, nếm thử thấy chín mềm là được.
Bỏ xôi ra 1 cái khay, tãi mỏng cho xôi nguội.
Men làm rượu giã thật nhuyễn. Lót lá sen hoặc lá chuối vào một cái rổ nhựa sâu lòng, chừa 1 khoảng trống dưới đáy rổ (để làm chỗ cho nước rượu nếp chảy xuống) sau đó cứ rải 1 lớp xôi lại 1 lớp men mỏng lên trên, sao cho lớp cuối cùng trên mặt là lớp men, dùng lá sen hoặc láchuối đậy kín mặt, đặt rổ rượu nếp lên 1 cái xoong để hứng nước rượu nếp sẽ chảy ra trong quá trình lên men. Dùng 1 cái chăn xếp lại thật dầy ủ lên rổ cơm rượu và để vào chỗ mát. Sau khi ủ 1 ngày thì giở chỗ cơm rượu đấy ra, đảo thật đều từ trên xuống dưới, đậy lại và ủ tiếp 1 ngày nữa là ăn được.Nổi tiếng nhất vào ngày Tết Đoan Ngọ này đương nhiên là món rượu nếp rồi. Ngày nhỏ, chúng mình vẫn thường thích mê món này cũng bởi một năm chỉ được ăn 1 vài lần, lại còn không được ăn nhiều vì bố mẹ sợ chúng mình bị say và nóng nữa chứ.Trước kia còn tự làm rượu nếp, ngày nay cơ chế thị trường, sáng sớm ngày mồng 5 tháng 5 là có rất nhiều các chị rao bán.Ngày nay từ rượu nếp người ta chế biến thành nhiều loại thức ăn khác
Sữa chua nếp cẩmNếp cẩm đen óng dưới đáy cốc, phía trên là sữa chua trắng tinh. Bạn chỉ cần trộn đều lên tới khi nào cốc sữa chua chuyển sang một màu tím nhạt, hạt gạo nếp quyện đều là đã có thể thưởng thức được rồi. Ưu điểm của món này là ăn mát, sữa chua giải hết cái nóng của rượu nếp đi. Nên khi ăn chỉ còn giữ lại vị ngậy, bùi và dẻo dẻo của gạo nếp, thêm cái chua ngọt mát lạnh của sữa chua nữa.Sữa chua nếp cái hoa vàngMời mọi người cùng thưởng thức nhé!
Ăn xong mời bạn uống trà và uống sinh tố
Em gái dành cái bánh ca tô ni từ hôm mùng 5 âm lịch tới chừ vẫn còn nguyên nì , chị ăn ngon miệng nha . Hiiiiiiiii